Những ngành IT phổ biến nhất

Nghề kỹ sư kiểm tra chất lượng (Quality Control Engineer – QCE hay tester) đã khá phổ biến tại Việt Nam và có sức hút đặc biệt với giới nữ.
Công nghệ thông tin, viễn thông (IT) là lĩnh vực rất thịnh hành, chỉ đứng sau lĩnh vực tài chính, ngân hàng và phát triển hạ tầng. Dưới đây là 5 nghề thuộc ngành IT thu hút nhiều lao động, đặc biệt thu hút các bạn sinh viên theo học.

1. Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm sẽ triển khai các giải pháp, các sản phẩm phần mềm. Ngoài trình độ chuyên môn, các kỹ sư phần mềm cần có kiến thức về ngoại ngữ, tinh thần làm việc tập thể. Về thu nhập, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được so với một số ngành nghề khác là khá cao. Riêng với những người ở vị trí giám sát, mức lương sẽ cao hơn nhiều. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập hấp dẫn.

2. Kỹ sư kiểm tra chất lượng

Nghề kỹ sư kiểm tra chất lượng (Quality Control Engineer – QCE hay tester) đã khá phổ biến tại Việt Nam và có sức hút đặc biệt với giới nữ. Họ là người kiểm lỗi phần mềm, nghĩa là kiểm tra chất lượng phần mềm nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của khách hàng trong quy trình sản xuất. Tester không nhất thiết phải là người có trình độ chuyên môn giỏi, chỉ cần thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình và có hiểu biết cơ bản về kiểm tra phần mềm. Ngoài ra, tester cần có thêm kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình và hiểu biết về các lĩnh vực ứng dụng khác nhau của phần mềm. Điều quan trọng không kém là trình độ tiếng Anh đủ để viết và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành.

3. Kỹ sư hệ thống

Công việc của kỹ sư hệ thống là thiết kế, triển khai, bảo trì các hệ thống mạng. Người làm công việc này cần thành thạo ngôn ngữ lập trình, các cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, có khả năng làm việc với các hệ thống, phân tích, thiết kế hệ thống, nắm vững các quy trình phần mềm.

4. Quản trị mạng

Người làm quản trị mạng có nhiệm vụ thiết lập các thông số mạng, thiết lập hệ thống mạng, duy trì hiệu suất vận hàng mạng. Để trở thành một nhân viên quản trị mạng, bạn cần phải học qua về mạng như: mạng nội bộ (LAN) và diện rộng (WAN), hiểu các layer và các protocols, hệ điều hành. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm sơ về ngôn ngữ lập trình hệ thống. Người làm quản trị mạng cần có khả năng giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, chiến lược.

5. Lập trình viên

Lập trình viên là người làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình. Tại Việt Nam, nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc các tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *