Làm thế nào để tối ưu hóa hồ sơ xin việc của bạn
Sau đó bạn sẽ bước sang phần thứ hai, phần trưng bày, nhằm mục đích mô tả và giải thích súc tích những yếu tố trong sự nghiệp chuyên môn chứng minh được điểm mạnh của bạn.
Thư xin việc phải được soạn thảo kĩ càng và tỏ ra thuyết phục ! Sau đây là vài cách để bạn nổi bật trước mắt các nhà tuyển dụng.
Nguyên tắc vàng đối với vấn đề này là : Không hề có thư xin việc mẫu. Trái ngược với các CV đều tương đồng như nhau theo nguyên tắc, số mẫu thư xin việc cũng tương đương với số công ty trên thị trường. Tại sao ? Rất đơn giản bởi vì mỗi công ty là độc nhất và do đó có những nhu cầu riêng, phương hướng điều hành riêng và văn hóa riêng. Như vậy, bạn sẽ phải tuyệt đối tránh việc sao chép một lá thư mẫu bạn thấy vừa ý mà bạn đã mượn được từ một người bạn hay từ một tác phẩm chuyên ngành mà bạn đã được đọc.
Tìm ra những nguyên liệu tuyệt hảo
Đừng bao giờ quên rằng để lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, đơn ứng tuyển của bạn phải vượt lên trên số đông. Với những từ ngữ riêng và phong cách riêng, bạn phải cho họ có cái nhìn bao quát về kinh nghiệm, về nhân cách và kĩ năng của bản thân : làm cho lá thư của bạn độc đáo, hấp dẫn và mới lạ. Nếu CV đã nêu ra được những gì bạn biết làm thì thư xin việc phải chứng tỏ được bạn là ai. Nếu CV chỉ dừng lại ở những việc làm thì thư xin việc phải làm tăng giá trị cho chúng.
Hãy tìm ra những nguyên liệu cần thiết cho việc thực hiện thư xin việc không trở nên quá khó khăn, bạn nên chăm chút cho bảng tổng kết và chú trọng đến các công ty mà bạn muốn liên lạc. Trong số các nguyên tắc vàng, hãy nghĩ đến việc đa dạng hóa vốn từ vựng (ngôn ngữ tiếng Việt đủ « giàu có » để tìm ra được các từ đồng nghĩa với động từ « là », « làm », và « có ») và việc giới thiệu bản thân một cách chính xác và đầy đủ nhất bằng số từ ít nhất.
Tranh luận
Nhằm giúp bạn xây dựng thư xin việc, bạn hãy dựa vào bảng tổng kết và CV của mình. Dựa trên các thông tin mà bạn đã chuẩn bị về công ty mà bạn mong muốn liên lạc, bạn hãy đọc lại các kết luận của một công ty này và rút ra những yếu tố nổi bật nhất của công ty khác.
Ví dụ : bạn đang ứng cử cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ và bạn đã có kinh nghiệm đối với dạng doanh nghiệp này. Chú ý, rút ra một hay nhiều yếu tố không có nghĩa là giải thích dài dòng toàn bộ tài liệu. Thư xin việc phải mang lại những thông tin mới mẻ, thêm vào những « điểm cộng ». Nếu bạn chần chừ giữa nhiều yếu tố, bạn hãy chọn ra điều gì là phù hợp nhất với nhu cầu của công ty mà bạn đang muốn liên lạc. Đừng bao giờ tuyển lựa quá 2 điều. Đừng ngần ngại rút ra từ kinh nghiệm của chính bản thân để cụ thể hóa những luận điểm mà bạn đang triển khai. Ví dụ, đừng cố gắng « gào thét » về sự năng động của bản thân (đã bao giờ bạn thấy một ứng cử viên nhấn mạnh việc người đó yếu đuối và không có chí cầu tiến chưa ?), mà bạn hãy chứng tỏ điều đó dựa trên những yếu tố cụ thể.
Đưa ra một hình ảnh tích cực
Mặt khác, hãy luôn ghi nhớ nguyên lí này trong đầu : bạn phải đưa ra một hình ảnh tích cực về bản thân. Hãy dừng lại ngay tất cả các mẫu câu mơ hồ và tiêu cực, hãy dùng những động từ thể hiện tính lịch sự (« tôi mong muốn » thay vì « tôi muốn »), những từ như « một chút » (« tôi đã có cơ hội được nghiên cứu một chút về quản trị » thay vì « tôi có các kĩ năng quản trị »), « có thể » (« tôi mong mỏi một cuộc gặp gỡ nếu có thể giữa chúng ta » thay vì « Mong được gặp ngài »), « khá » (« tôi nói khá tốt tiếng Anh » thay vì « Tôi nắm vững tiếng Anh »), chúng tỏ rõ sự tự tin vào bản thân. Những mẫu câu tiêu cực và giả định (tất cả các dạng câu « Tôi mạn phép được hỏi liệu ông có cần người phụ tá hay không » hay « Kinh nghiệm vững chắc mà chúng ta có thể sẽ bàn tới trong cuộc gặp gỡ ») tỏ rõ sự thiếu chắc chắn và không phải là cách hay để « thu hút » nhà tuyển dụng. Cũng nên tránh các mẫu câu dùng sai và quá mức lịch sự dạng như « người dùng sản phẩm của quý công ty từ hơn 10 năm nay » hay « nhiệt thành ái mộ quý công ty » chẳng chứng tỏ được gì cho giá trị của bạn và nhà tuyển dụng có thể cũng đã đọc được hơn trăm lần những câu như vậy rồi.
Minh họa cho quyết tâm của bạn
Đối với mỗi thư xin việc mới, bạn hãy đặt ra câu hỏi sau : « Tôi có gì hơn những ứng viên khác để nói chuyện với nhà tuyển dụng ? ». Khi soạn thảo lá thư, hãy đặc biệt chăm chút cho phần mở đầu bằng cách giải thích rõ ràng lựa chọn của bạn : Tại sao bạn viết thư cho công ty này mà không phải cho công ty khác ? Ngay lập tức chỉ cho người đọc thấy rằng bạn đã xác định được nhu cầu của họ và lợi dụng điểm này để lướt nhẹ tới yếu tố đầu tiên mà bạn muốn nhấn mạnh.
Sau đó bạn sẽ bước sang phần thứ hai, phần trưng bày, nhằm mục đích mô tả và giải thích súc tích những yếu tố trong sự nghiệp chuyên môn chứng minh được điểm mạnh của bạn. Việc phát triển các luận điểm phải thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và cho họ mong muốn gặp gỡ bạn. Một lần nữa, hãy chú ý minh họa cho quyết tâm của bạn, một cách rõ ràng nhất và hay ho nhất có thể. Cuối cùng, đừng quên kết luận lá thư bằng một lời đề nghị gặp gỡ.
Leave a Reply