Những điều nên nhớ trước khi soạn thảo CV xin việc
Hãy thật rõ ràng trong các kỉ niệm. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả những công ty mà bạn đã từng làm việc, chú trọng đến những điểm khác biệt dựa trên lĩnh vực hoạt động, qui mô, doanh thu,
Trước khi bắt tay vào soạn thảo CV, bạn phải điểm lại thành tích của bạn. Bạn sẽ phải đặt lên bàn cân tất cả các thông tin hữu ích, những thông tin sẽ giúp định hình hồ sơ của bạn. Hãy đặt câu hỏi về tính cách, phẩm chất và những sai sót của bạn.
Lập bảng tống kết về những kinh nghiệm chuyên môn.
Trong các chuyến đi chơi dài ngày, giữa một kì nghỉ ở biển và một kì nghỉ khác trên núi, đôi khi có thể bạn sẽ chiêm nghiệm lại thế giới việc làm. Bạn hãy nhớ chính xác về bản chất công việc, vị trí của bạn và những nhiệm vụ mà bạn phải thực hiện.
Hãy nhớ rõ!
Hãy thật rõ ràng trong các kỉ niệm. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả những công ty mà bạn đã từng làm việc, chú trọng đến những điểm khác biệt dựa trên lĩnh vực hoạt động, qui mô, doanh thu,… Sau đó, bạn hãy đặt ra một loạt các câu hỏi cho từng kinh nghiệm : Kinh nghiệm đó đã kéo dài bao lâu ? Vị trí của bạn lúc đó là gì ? Bạn chính xác đã làm gì ? Hãy dành thời gian liệt kê tất cả các nhiệm vụ đó. Vai trò của bạn trong công ty là gì ? Bạn đã đưa ra sáng kiến gì ? Tầm ảnh hưởng của nó như thế nào ? Trách nhiệm của bạn ?… Đừng ngại ngần đi sâu vào chi tiết : khi bạn đã đến phần soạn thảo CV thì những kinh nghiệm chuyên môn sẽ đặc biệt là bằng chứng cho khả năng của bạn. Đừng chần chừ đưa ra các con số, chúng sẽ giúp bạn :
– Đánh giá công ty mà bạn đã làm việc – chỉ khi nào nó không nổi tiếng
– Nhấn mạnh đóng góp thực tế của bạn cho hoạt động của công ty : tăng vốn thương mại, cấp ngân sách cho quảng cáo, quản lí một số lượng X các nhân viên cho bộ phận quản lí nhân sự, đóng góp vào việc triển khai một phần mềm mới cho kĩ thuật viên tin học. Tất cả các chi tiết này cần phải được làm tăng giá trị khi bạn soạn thảo CV.
Cuộc sống cá nhân
Bản tổng kết mà bạn vừa hoàn thành về cuộc sống chuyên môn sẽ không thể thiếu phần về cuộc sống cá nhân, vì cuộc sống riêng tư của bạn cũng đóng góp rất nhiều cho các dự án chuyên môn của bạn. Không nên để lộ quá nhiều (nhà tuyển dụng không phải là một nhà tâm lí học và văn phòng cũng không phải là chiếc tràng kỉ !) mà bạn hãy tự vấn về các mặt tính cách, phẩm chất và sai sót của bạn.
Leave a Reply