Các viết sơ yếu lý lịch : kinh nghiệm chuyên môn
Giai đoạn thứ hai, trước khi bắt đầu viết vào sơ yếu lí lịch, là lấy một tờ giấy trắng và ghi chú vào đó những từ ngữ riêng của bạn về kinh nghiệm.
Kinh nghiệm chuyên môn là phần quan trọng nhất của CV. Đó là phần cốt lõi và là lí do «tồn tại » của nó. Không có kinh nghiệm, sơ yếu lí lịch sẽ chỉ là một bảng kê khai tình trạng bản thân hay một bảng tổng kết bậc đại học, trung học. Đó cũng là yếu tố làm tăng thêm giá trị cho các kĩ năng của ứng cử viên hoặc ngược lại, khiến nhà tuyển dụng loại bỏ đơn ứng tuyển vì nó không phù hợp với nhu cầu của họ. Do đó, nên chăm chú đặc biệt cho phần này, từ nội dung cho đến hình thức.
Phần giới thiệu
Ngày tháng năm và thời gian thực hiện
Các kinh nghiệm chuyên môn phải được giới thiệu từ những gần cho tới xa. Ngày tháng của kinh nghiệm phải thật rõ ràng, ghi rõ tháng và năm. Nếu chỉ nêu ra năm, bắt buộc các nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi về thời gian thực sự diễn ra công việc đó. Liệu có phải trong vòng vài tháng, vài tuần hay kéo dài cả năm ? « 2006-2007 » liệu có nghĩa là ứng cử viên dành 2 năm ở vị trí đó ? Người này hẳn đã bắt đầu kinh nghiệm từ tháng giêng 2006 và kết thúc vào tháng 12 năm 2007. Hay đây là kinh nghiệm trong vòng vài tháng bắt đầu từ tháng 11 năm 2006 để rồi kết thúc vào tháng 2 năm 2007 ? Kinh nghiệm rút ra từ hai khoảng thời gian như vậy rõ ràng sẽ không hoàn toàn giống nhau. Mối nghi ngờ sẽ hình thành và xu hướng tự nhiên sẽ dẫn đến việc cho rằng kinh nghiệm đó là trong khoảng thời gian ngắn. Hãy nêu ra tổng thời gian, thêm vào đó tháng, năm bắt đầu và kết thúc của mỗi kinh nghiệm, đỡ cho nhà tuyển dụng công việc tính toán. Sự thật câu chuyện là như thế, sẽ không lo dẫn ra bất cứ cuộc tranh cãi nào. Ngược lại, cũng không cần thiết phải xác định ngày bắt đầu. Trích dẫn chi tiết như thế sẽ khiến CV lộn xộn.
Trình độ nghiệp vụ
Trong một khoảng thời gian, việc thẩm định kinh nghiệm sẽ góp phần tìm ra sự thật này. Như vậy, một khóa thực tập, một hợp đồng với thời hạn không xác định hay với thời hạn xác định là không giống nhau. Các nhà quản lí trong các khóa thực tập sẽ không giống các nhà quản lý của một hợp đồng lao động. Ta cần phải nhấn mạnh điểm khác biệt đó để làm tăng giá trị cho các lợi thế.
Ví dụ, trong một khoá thực tập, sinh viên sẽ trực tiếp áp dụng những chỉ dẫn đã học được ở trường. Họ được một người hướng dẫn có kinh nghiệm giúp đỡ. Như vậy, vào lúc đó, lẽ dĩ nhiên là họ chỉ phải thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng và không yêu cầu cao. Không nên đề cập đến dạng pháp lí của hoạt động hay nói dối về sự thật, nếu không sẽ mang lại các ảo tưởng và sự lừa dối về hình ảnh của ứng viên.
Bối cảnh chuyên môn
Mỗi kinh nghiệm mang một màu sắc khác nhau, tùy theo bối cảnh mà nó được thực hiện. Như vậy, một khóa thực tập hay một hợp đồng trong một công ty đa quốc gia sẽ không cho ra cùng một dạng kinh nghiệm như trong một công ty địa phương. Cả hai dạng kinh nghiệm đều sẽ hấp dẫn và mang lại rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Do đó, nên nhấn mạnh trước tiên đến các đặc điểm của công ty.
Mỗi công ty nơi diễn ra kinh nghiệm của bạn đều nên được mô tả bằng số lượng nhân viên, dạng sản phẩm, vị trí cạnh tranh, doanh thu và tất cả các yếu tố giúp hiểu rõ hơn về bối ảnh của kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng sẽ không phải dùng đến vốn văn hóa chung để hình dung ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty, họ sẽ đơn giản chỉ cần đọc những thông tin đó trong sơ yếu lí lịch. Nếu không có những thông tin đó, sẽ có nguy cơ họ dựa trên những ấn tượng bản thân, những điều người ta nói hay những tin đồn, việc này rất quan trọng, đôi khi có thể gây ảnh hưởng xấu đến thực tế. Cùng một công việc đối với các công ty nổi tiếng và có một số thành tích. Một số yếu tố được nêu ra để mô tả công ty như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng biết đến hình ảnh của bạn và những gì mà bạn thể hiện.
Trong cùng một công ty, các kinh nghiệm cũng sẽ cơ bản khác nhau nếu nó được thực hiện trong bộ phận thương mại, marketing, quản trị nhân sự hay truyền thông chẳng hạn. Do đó, cần phải xác định ban ngành, bộ phận hay đơn giản êkíp làm việc mà ứng viên đã luyện kĩ năng làm việc ở đó. Một vị trí về truyền thông nội bộ có thể sẽ gắn liền với ban quản lí truyền thông, nó cũng có thể liên quan đến quan đến ban quản lí nguồn nhân lực. Cách tiếp cận vấn đề, tùy vào ban ngành liên quan, là khác nhau và do đó, kéo theo sự khác nhau về nội dung kinh nghiệm. Một khi bối cảnh và thời gian kéo dài kinh nghiệm đã được xác định, bây giờ là lúc bạn nói rõ về nội dung nhiệm vụ, nội dung khóa thực tập hay hợp đồng.
Ngôn từ sử dụng
Mỗi nghề nghiệp đều có ngôn ngữ riêng với những từ khóa, định nghĩa và khái niệm. Tất cả phải được thể hiện trong phần mô tả thành tích, phần làm tăng giá trị cho những thành công. Từ việc sử dụng ngôn ngữ, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được tài năng của bạn, khả năng thấu hiểu môi trường nghề nghiệp, những yêu cầu gắn liền với nghề nghiệp của bạn.
Làm thế nào để làm điều đó ?
Thông qua việc đọc phần mô tả các thành tích đạt được từ những kinh nghiệm chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ biết thông tin vừa đủ để bị thuyết phục rằng khả năng của ứng viên phù hợp với nhu cầu của họ nhưng lại không nên biết quá nhiều, sẽ khiến họ không muốn liên lạc với chủ nhân của hồ sơ đó. Muốn cân bằng thông tin một cách tinh tế như vậy thì đòi hỏi ứng cử viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi viết bất kì từ nào vào sơ yếu lí lịch.
Sử dụng từ ngữ riêng
Giai đoạn thứ hai, trước khi bắt đầu viết vào sơ yếu lí lịch, là lấy một tờ giấy trắng và ghi chú vào đó những từ ngữ riêng của bạn về kinh nghiệm. Giấy trắng mực đen sẽ cho ta thấy cái nền của quá khứ. Trong giai đoạn này, không nên quá chú trọng đến hình thức. Văn phong có thể nặng nề, câu văn dài dòng hay ngược lại câu văn theo kiểu điện tín. Điều quan trọng lúc đó là về phần nội dung chứ không phải hình thức. Sau đó, một tờ giấy khác sẽ dùng để chia ra làm hai cột, cho ta viết ra những gì ta thích và ít thích thú khi ta nếm trải kinh nghiệm đó. Những điểm tích cực và tiêu cực liên quan đến tất cả các khía cạnh của nhiệm vụ. Ta sẽ tìm thấy ở đây bầu không khí làm việc, các khó khăn về công nghệ, tầm quan trọng của các cuộc gặp gỡ, việc học hỏi những phương pháp mới, công cụ mới, tóm lại, tất cả những gì đã tạo nên kinh nghiệm.
Mô tả vị trí lí tưởng
Giai đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi bắt đầu mô tả kinh nghiệm vào sơ yếu lí lịch sẽ là, trên tờ giấy thứ 3, mô tả vị trí công việc lí tưởng đối với bạn. Đây là những gì mà ứng cử viên mơ ước. Điều quan trọng là đừng giới hạn giấc mơ, mong muốn, tham vọng của bạn. Nếu tất cả những điều đó đều ngoài tầm với, đừng buồn phiền ! Mục tiêu ở đây không phải là định nghĩa vị trí công việc mà là tìm ra những yếu tố mấu chốt để mô tả một kinh nghiệm đã trải qua. Như vậy, 3 tờ giấy đang được đặt trên bàn. Tờ đầu tiên mô tả dài dòng kinh nghiệm thông qua các công việc, tờ thứ hai nhấn mạnh những điểm tiêu cực, tích cực và tờ cuối cùng đưa ra những mong muốn trong tương lai. Từ tất cả những thứ đó, bây giờ bạn sẽ mô tả rõ ràng và hấp dẫn kinh nghiệm chuyên môn của bản thân. Cùng với tất cả các công việc đã hoàn thành trước đó, việc này giờ đây trở nên dễ dàng hơn.
Một bảng mô tả rõ ràng và thu hút
Bảng mô tả này sẽ dùng những từ ngữ năng động, chủ động và tích cực. Tất cả các kinh nghiệm phải được mô tả như vậy. Các kinh nghiệm quan trọng nhất phải được triển khai ngay lập tức trong sơ yếu lí lịch. Chúng chiếm nhiều vị trí trong sơ yếu lí lịch nhưng cũng không nên chiếm chỗ của những kinh nghiệm khác. Dễ nhận thấy rằng tầm quan trọng của kinh nghiệm sẽ đập ngay vào mắt người đọc.
Một sự nghiệp chuyên môn không phải lúc nào cũng thẳng tiến và các chức vụ đã đảm nhiệm có thể rất giống nhau, nhiều khi trùng lặp với nhau hoặc các chức vụ trở nên ít quan trọng hơn các công việc trước. Ta phải tìm ra một mánh khóe để giảm ấn tượng đó đi. Mỗi kinh nghiệm bắt buộc phải có lợi thế và là dịp để học hỏi và làm giàu kiến thức.
Leave a Reply