Cách trả lời những câu hỏi “bẫy” chuẩn nhất
Do đó, hãy né tránh câu hỏi bẫy như vậy bằng cách giải thích rằng bạn không định hướng sự nghiệp theo cách đó. Hãy nói rằng, ngay bây giờ, ở cấp độ nghề nghiệp này, thì vị trí công việc đó có vẻ thích hợp nhất với tham vọng nghề nghiệp cá nhân của bạn
Cũng như vậy, bạn phải biết cách chuyển hướng câu hỏi, thỉnh thoảng bạn sẽ có lợi khi tránh được vài câu hỏi khó. Trên tất cả là phải làm điều đó với sự tinh tế, không phải là từ chối một cách thẳng thừng, mà là một lời từ chối khó nhận ra và không mang lại cảm giác bạn đang né tránh. Ví dụ, nhà tuyển dụng hỏi bạn : « Bạn nghĩ bạn sẽ ở trong công ty chúng tôi trong bao lâu ? », đừng trả lời họ 2 năm hay 15 năm. Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngại về thời gian mà bạn đầu tư cho công ty. Có thể bạn có ý định phục vụ cho công ty chỉ như một nơi để rèn luyện hay như một đòn bẩy nghề nghiệp. Bạn có thể là một ứng cử viên hay thay đổi không gắn bó hơn một năm với một công ty…
Đối mặt với dạng câu hỏi như vậy, bạn không nên khẳng định mối lo của nhà tuyển dụng cũng như không nên vụng về làm yên lòng họ. Thực vậy, nếu bạn trả lời rằng bạn sẽ dành 10 năm cho công ty, nhà tuyển dụng sẽ không thể an tâm được nữa. Làm thế nào bạn có thể cam kết như thế vào lúc này, trong khi bạn còn chưa biết làm cách nào có thể gia nhập được vào công ty ? Tất cả việc gia nhập công ty mới chỉ là một sự đánh cuộc… Làm thế nào bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ làm được ? Giá trị của sự cam kết đó sẽ như thế nào ? Bạn đã mắc lỗi nhẹ dạ khi kí vào tấm séc trắng của công ty trước khi biết được bằng cách nào bạn có thể trải qua vòng loại (trước cả thời hạn thử việc) ? Bạn thực sự thiếu óc thực tế và tính thận trọng ?
Do đó, hãy né tránh câu hỏi bẫy như vậy bằng cách giải thích rằng bạn không định hướng sự nghiệp theo cách đó. Hãy nói rằng, ngay bây giờ, ở cấp độ nghề nghiệp này, thì vị trí công việc đó có vẻ thích hợp nhất với tham vọng nghề nghiệp cá nhân của bạn
Leave a Reply