Không nên đưa ra một câu trả lời trực tiếp cuối buổi phỏng vấn!
Đừng ngần ngại tranh cãi về lời đề nghị này với người thân, hay tốt hơn nữa là với một người làm việc trong cùng lĩnh vực chuyên môn với bạn.
Những phút cuối cùng của cuộc phỏng vấn cũng đóng vai trò quyết định như những phút đầu tiên. Thực vậy, nếu những phút đầu tiên sẽ xác định trạng thái tâm lí ngự trị suốt buổi phỏng vấn thì những phút cuối cùng sẽ giúp bạn để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đó là những hình ảnh cuối cùng mà họ sẽ nhớ về bạn.
Cũng có thể nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một lời đề nghị vào buổi phỏng vấn. Đó là việc hết sức hiếm hoi (thường thì nhà tuyển dụng phải dành thời gian để suy nghĩ), nhưng cũng có thể xảy ra. Nếu xảy ra trường hợp đó, đừng bao giờ đưa ra câu trả lời ngay lập tức, dù đó là chấp nhận hay từ chối. Bạn có thể sẽ hối tiếc, thậm chí cải chính lại ngay sau đó. Không nên quyết định một cách bộc phát. Bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bầu không khí của buổi phỏng vấn, bởi tính thân thiện của người đối thoại,…
Ngoài ra, sẽ khó khăn hơn nhiều khi nói không với người đối diện. Bạn có thể sẽ phải chấp nhận lời đề nghị chỉ vì muốn làm họ hài lòng. Cuối cùng, khi đang hưng phấn, bạn sẽ khó mà có được cái nhìn sáng suốt về lời đề nghị cũng như về vị trí công việc.
Dạng quyết định như thế phải được thực hiện khi đầu óc đã được nghỉ ngơi. Chúng tôi khuyên bạn nên cám ơn người đối thoại vì lời đề nghị, nói với họ rằng bạn thấy nó rất thú vị nhưng bạn mong muốn được suy nghĩ vài ngày. Bạn hãy đề ra một cái hẹn gặp qua điện thoại, liệu có phù hợp nếu bạn gọi họ trong hai ngày tới chẳng hạn. Khi đó, bạn sẽ thoải mái đưa ra quyết định thực sự.
Đừng ngần ngại tranh cãi về lời đề nghị này với người thân, hay tốt hơn nữa là với một người làm việc trong cùng lĩnh vực chuyên môn với bạn. Họ sẽ đặt mình vào vị trí bạn để đưa ra ý kiến và giúp bạn nhìn nhận vấn đề thông suốt hơn. Nhờ vào sự trợ giúp của họ, bạn có thể sẽ trả lời được một số câu hỏi chính yếu sau :
– Bạn có thực sự muốn gia nhập vào công ty đó ?
– Vị trí công việc có phù hợp với bạn ?
– Nó có tương ứng với những mong đợi của bạn ?
– Bạn không hài lòng ở điểm nào ?
– Bạn có ấn tượng gì về công ty ?
– Bạn có muốn làm việc với những cá nhân mà bạn đã gặp gỡ trong cuộc phỏng vấn hay ở hành lang công ty ?
– Bạn có mơ ước được làm việc ở lĩnh vực khác ?
Và nếu như vậy là chưa đủ để bạn đưa ra quyết định, hãy viên đến một phương pháp cũ nhưng rất hay : lấy một tờ giấy, chia làm hai phần, bên phải, đánh dấu tất cả những gì thúc đẩy bạn đồng ý với lời đề nghị, bên trái, tất cả những điều khiến bạn phải từ chối. Đương nhiên, khi đó, câu trả lời sẽ rõ ràng hơn với bạn.
Leave a Reply